•Dùng điện thoại để giúp người khác trong trường hợp khẩn cấp. Nếu bạn thấy một vụ tai nạn ô tô, một vụ phạm tội đang diễn ra, hoặc trường hợp vô cùng khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng, hãy gọi đến số khẩn cấp của địa phương.
•Kêu gọi sự trợ giúp của người bên đường hoặc gọi đến số trợ giúp đặc biệt, không phải trường hợp khẩn cấp khi cần thiết. Nếu bạn thấy có xe bị hỏ̉ng ở tình trạng không gây nguy hiểm nghiêm trọng, dấu hiệu sắp tắc đường, vụ tai nạn giao thông nhỏ̉ không có ai bị thương, hoặc một chiếc xe bạn biết là bị lấy cắp, hãy kêu gọi sự trợ giúp của người bên đường hoặc gọi đến số trợ giúp đặc biệt, không phải trường hợp khẩn cấp.
Giữ gì̀n và sử dụng điện thoại đúng cách
Giữ cho điện thoại luôn khô ráo
•Hơi ẩm và tất cả các loại chất lỏ̉ng có thể làm hỏ̉ng các bộ phận hoặc mạch điện tử.
•Khi bị dính nước, hãy tháo pin và không được bật điện thoại. Lấy khăn lau khô điện thoại và mang điện thoại đến trung tâm bảo hành.
•Chất lỏ̉ng sẽ làm đổi màu của nhãn cho biết dấu hiệu hư hỏ̉ng do nước ở bên trong thiết bị. Điện thoại hỏ̉ng do nước có thể làm mất hiệu lực bảo hành của nhà sản xuất.
Không sử dụng hoặc để điện thoại ở những nơi bụi bẩn
Bụi có thể làm cho điện thoại bị trục trặc.
Không để điện thoại ở những chỗ nghiêng
Nếu bị rơi, điện thoại có thể bị hỏ̉ng.
Không để điện thoại ở những nơi nóng hoặc lạnh. Sử dụng điện thoại ở mứ́c nhiệt độ từ
•Điện thoại có thể bị nổ nếu để bên trong xe đóng kín, vì nhiệt độ trong xe có thể lên tới 80° C.
•Không để điện thoại trực tiếp dưới ánh nắng trong khoảng thời gian dài (chẳng hạn như trên táp lô xe).
•Để pin ở mức nhiệt độ từ 0° C đến 40° C.
Không để điện thoại cùng với các đồ vật bằng kim loại như đồng tiền, chì̀a khóa và vòng cổ
•Điện thoại có thể bị méo hoặc trục trặc.
•Nếu các cực của pin tiếp xúc với đồ vật bằng kim loại, nó có thể gây cháy.
Không để điện thoại gần khu vực có từ trường
•Điện thoại có thể bị trục trặc hoặc pin có thể xả hết do tiếp xúc với từ trường.