Phụ lục
Những điều khoản
Khoảng cách điểm
Hình ảnh trên màn hình được tạo thành từ những điểm màu đỏ, xanh dương và xanh dương. Các điểm càng gần, độ phân giải càng cao. Khoảng cách giữa hai điểm cùng màu được gọi là 'Khoảng cách điểm'. Đơn vị: mm
Tần số quét dọc
Màn hình phải được vẽ lại nhiều lần trong một giây để tạo và hiển thị một hình ảnh cho người xem. Tần số của sự lặp lại tính theo mỗi giây này được gọi là Tần số quét dọc hoặc Tốc độ làm tươi. Đơn vị: Hz
Ví dụ: Nếu một điểm sáng được lập lại 60 lần mỗi giây thì được xem như là 60 Hz.
Tần số quét ngang
Thời gian để quét một đường ngang nối cạnh phải với cạnh trái của màn hình được gọi là Chu kỳ quét ngang. Số nghịch đảo của Chu kỳ quét ngang được gọi là Tần số quét ngang. Đơn vị: kHz
Các phương pháp Xen kẽ và Không xen kẽ
Hiển thị các đường ngang của màn hình từ trên xuống dưới theo thứ tự được gọi là phương pháp Không xen kẽ trong khi hiển thị những đường lẽ rồi đến những đường chẵn luân phiên nhau được gọi là phương pháp Xen kẽ. Phương pháp Không xen kẽ được ứng dụng cho phần lớn các loại màn hình để bảo đảm hình ảnh rõ nét. Phương pháp Xen kẽ thì tương tự như phương pháp được sử dụng trong các TV.
Cắm và Chạy
Đây là chức năng làm cho màn hình có chất lượng tốt nhất bởi nó cho phép máy tính và màn hình trao đổi thông tin một cách tự động. Màn hình này theo tiêu chuẩn quốc tế VESA DDC về chức năng Cắm và Chạy.
Độ phân giải
Số lượng các điểm ngang và dọc được sử dụng để tạo nên hình ảnh trên màn hình được gọi là ‘độ phân giải’. Con số này cho thấy sự chính xác của mức độ hiển thị. Độ phân giải cao sẽ tốt cho việc trình bày các tác vụ phức tạp và các thông tin về hình ảnh trên màn hình sẽ được hiển thị nhiều hơn.
Ví dụ: Nếu độ phân giải là 1360 x 768 (1920 x 1080), có nghĩa là màn hình sẽ được tạo nên bởi 1360 (1920) điểm nằm ngang (độ phân giải ngang) và 768 (1080) đường dọc (độ phân giải dọc).