Đa phương tiện
•Flash: Bật hoặc tắt đèn flash.
•Chê đô chup: Thay đổi chế độ chụp.
•Chế độ ghi: Thay đổi chế độ quay.
•Hiệu ứng: Chọn trong số nhiều hiệu ứng khả dụng.
•Chế độ phong cảnh: Thay đổi chế độ cảnh.
•Giá trị phơi sáng: Thay đổi giá trị phơi sáng. Xác định cảm biến của máy ảnh sẽ nhận bao nhiêu ánh sáng. Trong điều kiện ánh sáng yếu, dùng độ phơi sáng cao hơn.
•Chê đô lây net: Chọn một chế độ lấy nét. Tư lây net là chế độ do máy kiểm soát. Macro dùng cho các đối tượng rất gần.
•Bâm giơ: Sử dụng chụp ảnh sau một khoảng thời gian.
•Độ phân giải: Chọn độ phân giải. Sử dụng độ phân giải cao hơn để có chất lượng cao hơn. Nhưng phải mất nhiều bộ nhớ hơn.
•Cân bằng trắng: Chọn mức cân bằng trắng thích hợp, để ảnh có một loạt màu sắc trung thực như đời thật. Các thiết lập được thiết kế trong những điều kiện chiếu sáng cụ thể. Các thiết lập này tương tự như phạm vi nhiệt tiếp xúc cân bằng trắng trong máy ảnh chuyên nghiệp.
•ISO: Chọn một giá trị ISO. Giá trị này điều khiển độ nhạy sáng máy ảnh. Giá trị này được đo tương đương máy ảnh phim. Giá trị thấp hơn cho các đối tượng không di chuyển hoặc ánh sáng rực rỡ. Giá trị cao hơn cho các đối tượng chuyển động nhanh hoặc ánh sáng yếu.
•Đo sáng: Chọn một phương pháp đo sáng. Xác định cách tính giá trị ánh sáng. Trọng tâm đo ánh sáng nền ở giữa khung hình. Điểm đo giá trị ánh sáng tại một điểm xác định. Ma trận đo sáng trung bình trên toàn khung hình.
•Hướng dẫn: Hiển thị đường dẫn ống ngắm giúp canh bố cục khi chọn chủ thể.
•Lưu như đã lật: Đảo ngược hình ảnh để tạo ra một hình ảnh phản chiếu của cảnh ban đầu.
•Chất lượng ảnh: Cài đặt mức chất lượng cho ảnh. Hình ảnh chất lượng cao hơn cần có không gian lưu trữ nhiều hơn.
•Chất lượng video: Thiết lập mức chất lượng cho video.
•Vi tri lưu: Chọn vị trí bộ nhớ lưu trữ.
•Xoa: Khôi phục các cài đặt camera.
65