VỆ SINH LÒ VI SÓNG
Các bộ phận sau đây của lò vi sóng cần được làm sạch thường xuyên để tránh dầu mỡ và các mẫu thực phẩm tích tụ lại:
•Bề mặt trong và ngoài
•Cửa lò và đệm cửa lò
•Đĩa xoay và Vòng xoay
LUÔN LUÔN đảm bảo đệm cửa lò sạch sẽ và cửa được đóng đúng cách.
Không đảm bảo lò sạch thường xuyên có thể dẫn đến rỉ sét bề mặt, ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị và có thể gây nguy hiểm.
1.Làm sạch mặt ngoài lò bằng vải mềm, nước ấm pha xà bông. Lau nhẹ và làm khô ráo.
2.Loại bỏ bất kỳ vết bẩn nào ở mặt trong lò hay trên vòng xoay bằng vải có xà bông. Lau nhẹ và làm khô ráo.
3.Để loại bỏ các mẫu thực phẩm đã hóa cứng và khử mùi cho lò, hãy đặt một ly nước chanh pha loãng vào đĩa xoay và nấu trong vòng 10 phút ở công suất tối đa.
4.Rửa đĩa an toàn với máy rửa chén mỗi khi cần thiết.
KHÔNG ĐƯỢC làm đổ nước vào các lỗ thông hơi. KHÔNG ĐƯỢC sử dụng bất kỳ thiết bị tẩy rửa hay dung môi hóa học nào. Đặc biệt chú ý khi làm vệ sinh đệm cửa lò để đảm bảo không còn các dị vật rất nhỏ bám trên đệm cửa:
BẢO QUẢN VÀ SỬA CHỮA LÒ VI SÓNG
Một vài khuyến cáo nên được lưu ý khi bảo quản và sửa chữa lò vi sóng của quý vị.
Phải ngưng sử dụng lò nếu cửa lò hay đệm cửa lò bị hư hỏng:
•Bản lề bị gãy
•Đệm cửa lò bị hỏng
•Khoang lò bị méo hay cong vênh
Chỉ nhân viên kỹ thuật được đào tạo mới được sửa chữa.
TUYỆT ĐỐI KHÔNG tháo vỏ bọc bên ngoài của lò. Nếu lò bị lỗi và cần sửa chữa hoặc quý vị cảm thấy nghi ngờ về tình trạng của lò:
•Rút dây nguồn của lò ra khỏi ổ cắm
•Liên hệ với dịch vụ hậu mãi gần nhất
Nếu quý vị không sử dụng lò trong một khoảng thời gian ngắn, hãy giữ lò ở một nơi khô ráo, sạch bụi.
Lý do: Bụi và hơi ẩm có thể ảnh hưởng xấu đến các bộ phận đang hoạt động của lò.
Lò vi sóng này không dùng cho mục đích thương mại.
TIẾNG VIỆT
•Tích tụ
•Ngăn cản cửa lò đóng đúng cách
Làm sạch khoang lò vi sóng sau mỗi lần sử dụng bằng dung dịch tẩy nhẹ, nhưng hãy để lò nguội đi rồi mới tiến hành vệ sinh để tránh thương tổn.
Khi lau chùi phần trên phía trong khoang lò, nên hạ thiết bị đun nóng nghiêng một góc 45 ° để lau chùi.
31